Phàn Thị Phượng
Cập nhật |(10/10/2016, 09:10, am)
Viêm tai giữa là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Phát hiện muộn có thể khiến trẻ bị điếc.
Bác sĩ Phạm Thanh Thế – bộ môn tai mũi họng thuộc Trường đại học Y dược Cần Thơ cho biết, theo một khảo sát về bệnh lý viêm tai giữa trẻ em tại Cần Thơ cho thấy cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng này (đặc biệt ở nhóm 2-5 tuổi)…
Tuy nhiên chứng viêm tai giữa (VTG) lại chưa được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến nhiều trẻ bị biến chứng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
Khi VTG thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Dấu hiệu đặc trưng của VTG là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng… Nhưng chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.

Khi có các biểu hiện xấu như sốt, nôn nhiều, nhức đầu, rét run, tổng trạng suy sụp, trẻ lớn kêu chóng mặt. Những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên nhập viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến chứng nặng và nguy hiểm. Thường viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị ngay. Kết hợp các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi kết hợp nhỏ tai.
Trước tình trạng số lượng trẻ mắc bệnh VTG ngày càng gia tăng, bác sĩ Thế đề nghị nên xem xét, lồng ghép để đưa vào trường học chương trình tầm soát bệnh lý VTG, tai mũi họng vào chương trình phòng chống điếc cộng đồng vì sự phổ biến của bệnh (đặc biệt ở nhóm tuổi mầm non) cùng với việc chưa có nhiều người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của căn bệnh và do đây là loại bệnh có diễn biến âm thầm, khó nhận biết trong thời kỳ đầu.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Thế, nguyên nhân dẫn đến bệnh VTG phổ biến nhất là viêm V.A, viêm mũi xoang hay khối u ở vòm mũi họng.
Vì vậy bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên nghĩ đến bệnh VTG khi con trẻ có các dấu hiệu sổ mũi, viêm họng, sốt, ho kéo dài hoặc khi trẻ than đau tai, ù tai, nghe kém. Cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Theo Hà Linh ( thoidai.com.vn)
Nguồn tin: thoidai.com.vn
trẻ em, viêm tai giữa, điều trị, Chăm sóc sức khỏe

Các Chăm sóc sức khỏe tin khác:
- Giao mùa, trẻ viêm đường hô hấp tăng cao (06/10/2016, 08:58, am)
- Làm việc càng nhiều, phụ nữ càng khó mang thai tự nhiên (04/10/2016, 09:13, am)
- Phòng tránh cúm A (H1N1) (03/10/2016, 11:47, am)
- Việt Nam đứng thứ 2 về uống rượu bia ở Đông Nam Á (30/09/2016, 02:38, pm)
- 6 cách chữa đau họng không cần dùng thuốc (26/09/2016, 09:13, am)
- 8 bước giúp đẩy lùi huyết áp ở người cao tuổi (23/09/2016, 09:00, am)
- Nguy cơ mù mắt từ việc đeo kính áp tròng (21/09/2016, 09:11, am)
- 5 thủ phạm “lén lút” gây ung thư (19/09/2016, 09:46, am)
- 9 thực phẩm tốt cho não (15/09/2016, 03:51, pm)
- Tác dụng của củ đậu với sức khỏe con người (13/09/2016, 11:08, am)